Chính trị Liên_Xô

Liên bang Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Xô viết

Chính trị và chính phủ
Liên Xô


Các nước khác

Lập pháp

Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1931

Liên Xô là nước theo mô hình cộng hòa xã hội chủ nghĩa đầu tiên, mô hình chính trị của nhà nước Liên Xô là mẫu hình chung cho các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Đặc điểm bao trùm của thể chế chính trị của nhà nước Liên Xô là chế độ một đảng lãnh đạo.

Khác với đa số các nhà nước cộng hòa trên thế giới theo nguyên tắc tam quyền phân lập, hệ thống chính trị Xô viết theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng Cộng sản lãnh đạo tối cao và toàn diện mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa (điều 6 Hiến pháp Liên Xô). "Cơ quan quyền lực cao nhất" của Liên Xô là Xô viết Tối cao Liên Xô (Верховный Совет), có cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và trực tiếp đảm nhiệm chức năng lập pháp. Cơ quan thường trực của Xô viết Tối caoĐoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô. Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, nhưng Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản mới là nhân vật số một. (Từ năm 1988 "cơ quan quyền lực cao nhất" là Đại hội Đại biểu Nhân dân, cơ quan thường trực của nó là Xô viết Tối cao). Ở các cấp địa phương "cơ quan quyền lực cao nhất" là Xô viết địa phương do dân bầu.

Tư pháp

Đại Cung điện Kremlin, thủ phủ của bang Xô viết Tối cao Liên Xô, 1982

Xô viết Tối cao bầu ra Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) và phê chuẩn thành phần Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) là cơ quan chấp hành của nó, đảm nhiệm chức năng hành pháp ở trung ương. Tương tự, Xô viết địa phương bầu ra Uỷ ban hành chính (Испольнительный коммитет, viết tắt là Исполком - Ispolkom) để đảm nhiệm chức năng hành pháp ở địa phương.

Xô viết Tối cao cũng bầu Chánh án Tòa án Tối cao đứng đầu cơ quan tư pháp trung ương là Toà án Tối cao. Xô viết địa phương bầu chánh án toà án các cấp địa phương.

Hiến pháp Liên Xô cũng quy định về các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp, tự do tín ngưỡng... như các nhà nước hiện đại khác trên thế giới.

Nhưng về thực chất đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị của Liên Xô là sự bao trùm của Đảng Cộng sản lên hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Liên Xô (Коммунистическая партия Советского Союза - КПСС) là cơ quan lãnh đạo theo hiến pháp quy định, không do dân bầu. Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, Liên Xô áp dụng hệ thống nhân sự theo "Nomenclatura" nghĩa là hệ thống cơ cấu cán bộ theo sự chỉ định của Đảng: ở mỗi cấp chính quyền hành chính, Xô viết hoặc tư pháp thì luôn song hành với đảng ủy (Parkom - Партийный коммитет viết tắt là Парком). Các đảng viên lãnh đạo đảng ủy (hay Parkom) luôn nắm các vị trí chi phối của các Xô viết theo một tỷ lệ đảm bảo sự lãnh đạo: ứng cử viên vào các Xô viết đều phải được sự đề cử của các Parkom và các liên danh ứng cử của đảng viên và người ngoài đảng bao giờ cũng có một tỷ lệ áp đảo của đảng viên. Đối với cơ quan hành pháp cũng vậy các chức vụ lãnh đạo của các Ispolkom là từ các Parkom, thường thì các phó bí thư đảng ủy là chủ tịch các uỷ ban hành chính (Ispolkom). Các Xô viết và các Uỷ ban hành chính các cấp phải chấp hành các chỉ thị của cấp trên theo ngành dọc của mình và các chỉ thị, nghị quyết của Uỷ ban đảng đồng cấp của địa phương mình và thường các chỉ đạo này là nhất quán với nhau. Ở cấp các nước Cộng hòa và cấp Liên bang cũng vậy: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Xô viết tối cao, Chánh án Toà án tối cao thường là các Uỷ viên Bộ chính trị của Đảng, đôi khi Tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao (như Brezhnev) hoặc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (như Khrushchov). Các Bộ trưởng thường là Uỷ viên Bộ chính trị hoặc Trung ương Đảng. Khi họp Chính phủ hoặc Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao thì thực tế là họp Bộ Chính trị mở rộng. Nhân sự các nhiệm kỳ của các cơ quan chính trị, nhà nước trùng với nhân sự của đại hội Đảng, khi một cá nhân thôi chức tại Parkom thì họ cũng thôi nhiệm vụ tại Xô viết hoặc Ispolkom... Tại Liên Xô chỉ đạo của Đảng là trực tiếp: Đảng ủy có thể đưa ra các chỉ đạo thẳng đến các Xô viết và các Uỷ ban hành chính chứ không cần thiết phải biến các nghị quyết đảng đó thành các văn bản của các cơ quan này nữa.

Hệ thống chính trị như vậy của nhà nước Liên Xô làm xã hội Xô viết mang đặc tính tập trung quyền lực rất lớn của Đảng. Có lúc nào đó đặc tính này có thể mang lại tác dụng tốt, đảm bảo sự lãnh đạo và thực hiện nhanh chóng, nhất quán về một chính sách mà không bị cuốn vào những tranh cãi mất thời gian, nhưng đồng thời các cấp ủy gần như không bị nhân dân kiểm soát mà chỉ phải chịu sự giám sát từ hệ thống kiểm tra trong nội bộ đảng, nếu hệ thống giám sát mà bị buông lỏng thì dễ dẫn đến hiện tượng lạm dụng quyền lực của các cấp ủy, hiện tượng vi phạm các quyền tự do của công dân được hiến pháp quy định, cũng như các tiêu cực khác ví dụ tình trạng không quy được trách nhiệm cá nhân... Trong giai đoạn sau của Liên Xô, hệ thống giám sát bắt đầu bị buông lỏng vào thời Khruschov, và phát tác vào thời kỳ được gọi là "thời kỳ trì trệ" thập niên 1980.

Để hạn chế các khiếm khuyết của hệ thống chính trị một đảng lãnh đạo tập quyền tập trung như vậy, năm 1985 Tổng bí thư Gorbachov đã tiến hành cải cách chính trị. Cuộc cải cách chính trị của Gorbachov có mục đích giảm bớt sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ cấu nhà nước và xã hội, cho phép thành lập hàng loạt các tổ chức hội đoàn, xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ... nhưng chính sách này là phản tác dụng, gây ra khủng hoảng chính trị và dẫn đến sự tan rã của Liên Xô.

Danh sách các lãnh đạo Tối cao Liên Xô

Số thứ tựLãnh tụHình ảnhSinhMấtBắt đầuKết thúcGhi chú
1Vladimir Ilyich Lenin(1870-04-22)22 tháng 4 năm 187021 tháng 1 năm 1924(1924-01-21) (53 tuổi)8 tháng 11 năm 191721 tháng 1 năm 1924Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
2Joseph stalin(1878-12-18)18 tháng 12 năm 18785 tháng 3 năm 1953(1953-03-05) (74 tuổi)3 tháng 4 năm 19225 tháng 3 năm 1953Ông được bầu làm Tổng Bí thư vào ngày 3 tháng 4 năm 1922 và đồng thời giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Liên Xô (đổi tên thành Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô) từ năm 1941. Ông là Lãnh đạo tối cao từ ngày 21 tháng 1 năm 1924 đến ngày 5 tháng 3 năm 1953. Năm 1952, Đại hội CPSU toàn quốc lần thứ 19 đã hủy chức Tổng Bí thư, và ông được bầu làm Bí thư Ủy ban Trung ương CPSU (đứng đầu).
3Nikita Khrushchyov(1894-04-17)17 tháng 4 năm 189411 tháng 9 năm 1971(1971-09-11) (77 tuổi)7 tháng 9 năm 195314 tháng 10 năm 1964Bí thư thứ nhất Ủy ban Trung ương CPSU, đồng thời chủ trì Hội đồng Bộ trưởng từ 1958 đến 1964
4Leonid Brezhnev(1906-12-19)19 tháng 12 năm 190610 tháng 11 năm 1982(1982-11-10) (75 tuổi)14 tháng 10 năm 196410 tháng 11 năm 1982Bí thư thứ nhất Ủy ban Trung ương CPSU (đổi tên thành Tổng Bí thư vào ngày 8 tháng 4 năm 1966). Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô từ 1960-1964 và 1977-1982
5Yuri Andropov(1914-06-15)15 tháng 6 năm 19149 tháng 2 năm 1984(1984-02-09) (69 tuổi)12 tháng 11 năm 19829 tháng 2 năm 1984Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương CPSU và Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô
6Konstantin Chernenko(1911-09-24)24 tháng 9 năm 191110 tháng 3 năm 1985(1985-03-10) (73 tuổi)13 tháng 2 năm 198410 tháng 3 năm 1985Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương CPSU và Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô
7Mikhail Gorbachyov2 tháng 3, 1931 (89 tuổi)11 tháng 3 năm 198524 tháng 8 năm 1991Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương CPSU, ngày 1 tháng 8 năm 1988 đến ngày 25 tháng 5 năm 1989 Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, ngày 25 tháng 5 năm 1989 đến ngày 15 tháng 3 năm 1990, Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, ngày 15 tháng 3 năm 1990 tổng thống Liên Xô từ ngày 25 tháng 12 năm 1991

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liên_Xô http://www.bbc.com/vietnamese/world-38304524 http://www.bbc.com/vietnamese/world-40525626 http://www.bbc.com/vietnamese/world-41891006 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/551402/s... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/614785/U... http://www.britannica.com/eb/article-9037405 http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-12708.... http://www.cyberussr.com/rus/trud-uvol32-e.html http://www.cyberussr.com/rus/uk-trud-e.html http://books.google.com/books?id=f3ky9qBavl4C&dq